#

Cá cảnh 2

Nhiều người nghĩ nhà gần bãi biển là có thể ra bãi biển, hoặc chạy thuyền tầm 100km ra xa bờ để múc về. Nhưng thực tế ko đơn giản như thế

Liên hệ

Thứ nhất về nước biển gần bãi biển, có lẽ ai cũng biết skimmer là gì, và chất thải mà skimmer lấy ra là gì, các bãi biển chính là skimmer khổng lồ của biển => lấy nước gần bãi biển khác nào mang các chất bẩn về bể. Thứ hai, 100km cách bờ chưa đủ để đạt đến độ sạch của nước biển, cái này tùy thuộc vào kết cấu cát và độ sâu xa bờ. Thứ ba, cho dù đi rất xa ra ngoài khơi, nhưng cũng ko đơn giản là múc nước về vì bề mặt nước biển chính là phần dơ nhất của nước biển, mà phải lặn xuống hoặc đặt ống bơm xuống độ sâu nhất định để khai khác

I. Bể chứa: Có thể là bể kính hoặc mêca, nhưng vấn đề cần lưu ý ở đây là bể mới và bể cũ


1 - Bể cũ: Mua lại từ người khác hoặc chuyển từ nuôi nước mặn sang nước ngọt


+) Ưu điểm: rẻ

+) Nhược điểm: rất nguy hiểm nếu ko tìm hiểu và kiểm tra kĩ, kích cỡ ko được như ý muốn


Question (Q): Tại sao nói là nguy hiểm ?

Answer (A): Khi kiểm tra những vết nối silicon trong bể mà có màu xanh hoặc vàng nâu ăn sâu bên trong - đó có nghĩa bể này trước đây đã từng bị thả thuốc trị nấm hoặc thuốc có chứa copper - đồng. Copper rất độc với nước mặn, khi chuyển thành bể nước mặn, copper sẽ theo thời gian thẩm thấu ngược lại ra nước bể. Lọc copper ra khỏi nước biển rất khó khăn, mất thời gian và tiền của nên tốt nhất nếu muốn dùng bể này thì phải tẩy rửa, hoặc dán lại silicon


2 - Bể mới 


+) Ưu điểm: An toàn tuyệt đối, kích thước tùy theo ý muốn

+) Nhược điểm: Giá thành cao hơn


II. Nước mặn

Là môi trường sống cho cá biển và san hô


Nước mặn có 2 nguồn là nước biển tự nhiên và nước nhân tạo:


1 - Nước biển tự nhiên : nước được khai thác ngoài biển 


+) Ưu điểm: đơn giản, dễ kiếm, tiện lợi, vi sinh có sẵn, và có thể gọi là rẻ hơn

+) Nhược điểm: ko đơn giản chỉ là ra biển múc về là dùng ,khuyến cáo dành cho người có kinh nghiệm, nồng độ khoáng chất và nồng độ muối ko dễ kiểm soát, dễ có tạp chất và vi khuẩn có hại - hay nói cách khác đôi khi ko được gọi là "sạch"


(Q): Tại sao lại ko đơn giản chỉ là ra biển múc về ?

(A): Nhiều người nghĩ nhà gần bãi biển là có thể ra bãi biển, hoặc chạy thuyền tầm 100km ra xa bờ để múc về. Nhưng thực tế ko đơn giản như thế. Thứ nhất về nước biển gần bãi biển, có lẽ ai cũng biết skimmer là gì, và chất thải mà skimmer lấy ra là gì, các bãi biển chính là skimmer khổng lồ của biển => lấy nước gần bãi biển khác nào mang các chất bẩn về bể. Thứ hai, 100km cách bờ chưa đủ để đạt đến độ sạch của nước biển, cái này tùy thuộc vào kết cấu cát và độ sâu xa bờ. Thứ ba, cho dù đi rất xa ra ngoài khơi, nhưng cũng ko đơn giản là múc nước về vì bề mặt nước biển chính là phần dơ nhất của nước biển, mà phải lặn xuống hoặc đặt ống bơm xuống độ sâu nhất định để khai khác


(Q): Tại sao khó kiểm soát nồng độ khoáng chất và nồng độ mặn ?

(A): Chỉ nói đơn giản về 3 nồng độ cơ bản Ca, Mg, Alk - mỗi vùng biển có 1 thông số khác nhau , và độ mặn (gọi tắt là SG - Specific Gravity hay Salinity) . Ví dụ SG của nước biển là 1.022 , nhưng SG của bể hiện tại là 1.025, lúc đấy lại phải chờ nước bốc hơi để SG tăng lên. Hay như là với Ca ở nước biển nhiều khi chỉ có 380-420ppm , nhưng bể cần giữ ở 430-450 => phải bổ xung Ca ngoài 


(Q): Tại sao nước biển tự nhiên nhiều lúc ko được gọi là sạch ?

(A): Ngoài vi sinh có lợi, nước biển tự nhiên còn mang theo cả vi sinh ko có lợi, mầm bệnh. Để xử lí có 2 hướng: 1 là xử lí triệt để - chạy UV , Ozone cường độ cao để tiêu diệt hoàn toàn tất cả vi sinh (cả lợi cả hại) => nước biển nhân tạo trở thành nước pha muối biển. 2 là xử lí mầm bệnh - chạy UV , Ozone cường độ có kiểm soát ít nhất 4-6 tuần, để tiêu diệt hoàn toàn vòng đời của vi khuẩn gây bệnh . Bên cạnh đó, nước biển còn có thể có tạp chất, để xử lí cần phải chạy qua than hoạt tính và các chất liệu lọc nước khác


(Q): Tại sao chỉ được gọi là "có thể" chứ ko phải "chắc chắn" là rẻ ?

(A): Sau 1 loạt các nguy cơ bên trên thì có thể thấy chi phí khai thác và xử lí (nếu cần thiết) có thể lên rất cao. Nhưng vẫn có người chuộng dùng nước biển từ nhiên vì muối biển nhân tạo có nhược điểm là phân bố chất ko đều


2 - Nước biển nhân tạo : nước được pha từ nước ngọt với muối nhân tạo


+) Ưu điểm: kiểm soát được nồng độ SG và khoáng chất, có thể được gọi là 99% sạch và tiêu chuẩn NẾU pha đúng cách

+) Nhược điểm: giá thành cao, phân bố chất ko đều nếu ko pha đúng cách, mất thời gian để tan hoàn toàn.


(Q): Tại sao nước biển nhân tạo chỉ được gọi là sạch và tiêu chuẩn khi pha đúng cách?

(A): Đúng cách ở đây ko chỉ là ở cách pha mà còn ở cả nguyên liệu và phụ kiện dùng để pha. Nước pha PHẢI là RO/DI (có TDS = 0ppm) hoặc RO (có TDS <10) , muối thì tất nhiên tiền nào của nấy, muối tốt thì sẽ đắt, mà muối tốt thì sẽ ko có NO3, PO4 và các thông số khoáng chất luôn cao. Phụ kiện ở đây là bộ test nước, và dụng cụ đo SG.


(Q): Tại sao lại nói muối biển phân bố chất ko đều nếu ko pha đúng cách?

(A): Cái này tùy vào nhà sản xuất và chất lượng muối. Nói đơn giản thế này, 1 thùng muối 20kg ghi là khi pha ở độ SG 1.026 sẽ cho Ca là 460ppm, nhưng khi pha 10kg bên trên ở độ SG 1.026 có khi chỉ được Ca là 360ppm. Đó là với trường hợp muối được sản xuất với dây chuyền ko tốt , ko chất lượng. Vì thế để tránh trường hợp này, nếu dùng muối của một thương hiệu mới hoặc khó tin tưởng, nên mua túi bé để khi pha thì sẽ pha hết 1 túi, ko bị dùng dở như thùng to. Trộn muối đều trong thùng to trước khi pha cũng là giải pháp nhưng kém hiệu quả, vì thế tốt nhất là nên kiểm tra muối bằng test để biết chất lượng của muối.


Nước để pha với muối có 2 loại, nước máy thường và nước RO/DI


1 - Nước máy: 


+) Ưu điểm: đơn giản

+) Nhược điểm: có tạp chất, ko phù hợp với bể nước mặn - và có thể nói là KO ĐƯỢC DÙNG


(Q): Tại sao lại là ko được dùng ?

(A): Bất kể khi nào bạn đi cầu cứu người khác rằng bể mình có rêu, san hô ko nở, san hô chết, cá ốm, cá chết , đá trong bể ko tím như người ta, vvv thì câu đầu tiên người ta sẽ hỏi bạn là bạn dùng nước máy hay RO để pha muối ? . Nếu bạn trả lời là có thì người ta sẽ ko bao giờ trả lời nữa. Nước máy có clo, copper - đồng, giết chết vi sinh, và NO3 , PO4 cao dẫn đến rêu. 


(Q): Tại sao ko mà vẫn có người dùng và vẫn thành công ?

(A): Ko phải là ko dùng được, nhưng để xử lí sẽ tốn rất nhiều tiền mua chất liệu lọc, và với những bể có đá sống và cát, các tạp chất sẽ bị hấp thụ vào đá và cát, giảm nồng độ nguy hiểm của tạp chất, nhưng ko thể loại bỏ hoàn toàn và theo thời gian nó sẽ bị thải ngược trở lại => kìm hãm sự phát triển của san hô và vi sinh


2 - Nước RO


+) Ưu điểm: sạch và tiêu chuẩn 99%, là 1 trong các yếu tố quyết định sự thành công của nuôi bể nước mặn, có thể tích hợp dùng để tạo nước uống cho gia đình

+) Nhược điểm: Chi phí đầu vào cao, ko có sẵn, hơi tốn nước


(Q): Tại sao chỉ được 99% ?

(A): Đó là vì trong 100 người thì vẫn có 1 người lầm tưởng nước RO là cứ mua máy về , bật máy và tạo nước. Hậu quả của việc này sẽ ko thấy được lúc ban đầu nhưng sẽ nảy sinh sau này. 99 người còn lại là dung máy đo TDS để kiểm soát nước RO lấy cho bể, hãy luôn luôn chắc chắn rằng TDS của nước RO nhỏ hơn 10ppm, và RO/DI là 0ppm


(Q): Tại sao đắt và hơi tốn nước mà vẫn bắt phải dùng ?

(A): Giá 1 bộ lọc RO và tiền nước có thể bị nhìn nhận là cao và ko hợp lí khi mới chơi, nhưng về lâu dài, nó chẳng là gì với giá thành của các chất liệu lọc, tiền san hô và cá chết, đá chết, máy khử này khử kia, rồi chưa kể bớt đi sự đau đầu nữa. Chưa kể dùng RO có thể giảm thiểu thời gian chờ đợi của vòng tuần hoàn,


Dụng cụ đo nồng độ muối SG có 2 loại:


1 - Hydrometer



+) Ưu điểm: rẻ và đơn giản

+) Nhược điểm: độ chính xác ko cao, khuyến cáo ko nên dùng nếu nuôi san hô


(Q) Tại sao ko nên dùng nếu nuôi san hô ?

(A): Vì độ chính xác ko cao, đôi khi sai lệch cao nếu dùng ko đúng cách, dẫn đến sai lệch SG rất cao , đối với cá thì SG có thể để từ 1.011 - 1.029 nên cho dù có sai lệch thì cũng ko ảnh hưởng nhiều , nhưng với san hô tốt nhất là giữ ở 1.024-1.026 nên có thể dẫn đến chết


2 - Refractometer



+) Ưu điểm: độ chính xác cao

+) Nhược điểm: giá thành cao, thỉnh thoảng phải cân bằng lại


(Q): Tại sao giá thành cao, thỉnh thoảng phải cân bằng mà lại được khuyến cáo là 1 trong những dụng cụ ko thể thiếu ?

(A): giá thành của 1 cái refractometer so với chi phí đầu tư cả bể có khi chẳng đáng là bao, chưa kể chi phí phát sinh mua lại san hô do sai lệch SG hay suốt ngày phải đau đầu ko hiểu vì sao bể có vấn đề mặc dù SG đo đúng ở 1.025 (nhưng thực tế có thể chỉ là 1.021 hoặc lên tận 1.029). Cân bằng thì chỉ mất vài giây để cân bằng với nước RO


III. Bể lọc: làm bằng kính, mêca hoặc thùng nhựa, thường là lọc tràn và có 3 ngăn 


+) Ưu điểm: tăng oxy cho bể, tăng thể tích tổng thể, là nơi chứa các thiết bị và hệ thống lọc để tăng thẩm mỹ cho bể chính

+) Nhược điểm: tăng thêm chi phí, đôi khi ko cần thiết


(Q): Bể lọc nên có mấy ngăn ?

(A): Thiết kế và số ngăn của bể lọc phụ thuộc vào kích thước tối đa có thể chứa bể lọc, hệ thống lọc sẽ có gì.


(Q): Tại sao nói đôi khi ko cần thiết ?

(A): Với nhà ko có diện tích thì đành phải chịu, và cũng có cách để nuôi ko cần bể lọc, còn với những nhà có diện tích thì chắc chắc là nên có. Và đôi khi nhiều người lầm tưởng cứ có bể lọc để lọc cặn bẩn ra là xong.


IV. Hệ thống lọc cơ bản - vi sinh và vòng tuần hoàn nitrogen


Vòng tuần hoàn nitrogen là hệ thống lọc cơ bản và sống còn đối với bể nước mặn - nó bao gồm các vi khuẩn có lợi để chuyển đổi các chất thải có hại thành chất lành tính khi ở nồng độ thấp. Vòng tuần hoàn có thể được diễn tả đơn giản như sau:


Chất thải => NH3 => NO2 => NO3 ( NO3 được coi là nguyên tố cuối cùng trong vòng tuần hoàn)


Một bể được cho là có thể sẵn sàng là khi hoàn tất vòng tuần hoàn.


(Q): Bao nhiêu lâu và làm thế nào để biết rằng vòng tuần hoàn đã hoàn tất ? 

(A): Cách duy nhất để biết vòng tuần hoàn đi đến đâu là dùng bộ thử nước NH3, NO2, NO3. NH3 tăng rồi giảm dần về 0, khi NH3 giảm đồng thời với việc NO2 tăng và rồi NO2 giảm dần về 0, khi NO2 giảm thì cũng là lúc NO3 tăng. Một khi NH3 về 0 , NO2 về 0 (trên thực tế NO2 đôi khi chỉ xuống được 0.05 - 0.02 ) thì có thể coi là hoàn tất. Về thời gian thì có thể nhanh là 2 tuần , chậm nhất là 8 tuần và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bắt đầu kích vòng tuần hoàn và cách đẩy nhanh vòng tuần hoàn. Quá trình chuyển hóa NH3 thành NO2 diễn ra nhanh hơn NO2 sang NO3.


(Q): Khi nào được bắt đầu tính là thời điểm xuất phát và làm thế nào để bắt đầu?

(A): Đó là khi nguồn NH3 được đưa vào bể cùng với nguồn vi sinh. Nguồn NH3 có thể đơn giản là thức ăn cho cá, để cho phân hủy ra trong bể. Nguồn vi sinh có thể là nước, đá, vụn san hô, cát, đồ trang trí nói chung là tất cả lấy từ 1 bể đang ổn định. Hay cách khác đó là đá sống, cung cấp cả NH3 và vi sinh.


(Q): Làm thế nào để đẩy nhanh vòng tuần hoàn ?

(A): Có rất nhiều cách để đẩy nhanh vòng tuần hoàn như, tăng oxy, xin nước, đồ lọc từ bể ổn định, cho đá sống đã được chạy nước từ cửa hàng bán cá cung cấp luồng nước mạnh cho đá vvv


(Q): Nếu vòng tuần hoàn kết thúc sớm thì có thể thả cá ngay được ko ?

(A): Cái này tùy vào loại cá và 1 bể cần chạy ko có cá từ 4-6 tuần để đảm bảo vi khuẩn có hại như vi khuẩn gây bệnh nấm trắng (ich) thuyên giảm. Và cá mới về nên được cách ly theo dõi - hay còn gọi là dưỡng ít nhất 1 tháng trước khi cho vào bể chính để đảm bảo cá khỏe mạnh và ko có dấu hiệu bệnh tật


Hệ thống lọc vi sinh thường được nói đến cùng với việc sử dụng đá sống, vụn san hô, bio-ball hay bio-wheel 


1 - Đá sống: Đá sống có 2 loại có thể gọi nôm na là đá nửa chết và đá sồng hoàn toàn. Đá nửa chết là đá sống khai thác dưới đáy biển, rồi các vi khuẩn bên ngoài chết đi do thời gian rời nước và vận chuyển. Đá này sau khi được đưa tới các cửa hàng, 1 là bán luôn với giá rẻ hơn rồi người chơi tự về nhà vệ sinh và chạy lại đá cùng với vòng tuần hoàn. Đá sống hoàn toàn là đá được cửa hàng vệ sinh, chạy nước sẵn rồi bán cho người chơi với giá cao hơn.


+) Ưu điểm: đá sống đi kèm rất nhiều vi sinh, các sinh vật có lợi cho bể, và nhiều cá thể đặc sắc khác, là hệ thống lọc hiệu quả và hoàn hảo nếu được cung cấp dòng chảy tốt, bộ lọc NO3 miễn phí, dùng trang trí bể chính

+) Nhược điểm: Giá thành cao, cần số lượng lớn để lọc NO3 hiệu quả, nếu ko có luồng nước thích hợp có thể tạo ra góc chết trong bể, hình thù đôi khi ko như ý muốn


2 - Vụn san hô, bio-ball, bio-wheel: Mục đích đưa vào bể lọc là tạo bề mặt cho các vi sinh phát triển


+) Ưu điểm: diện tích bề mặt tiếp xúc lớn hơn gấp nhiều lần so với đá sống, giá thành rẻ

+) Nhược điểm: tích tụ NO3 khiến NO3 cao, ko khử được NO3 như đá sống, và phải thay thế khi đến kì hạn


V. Protein Skimmer - thiết bị lọc cơ bản và hữu ích: Hoạt động với cách thức dùng bọt khí nhỏ để đẩy các chất thải hữu cơ ra khỏi nước trước khi các chất hữu cơ này chuyển hóa thành NH3


+) Ưu điểm: tăng cường oxy, giảm thiểu gánh nặng cho vòng tuần hoàn nitrogen, thay thế cho ozone reactor

+) Nhược điểm: với 1 skimmer tốt và hiệu quả thì giá thành cao, cần điều chỉnh mực nước sao cho phù hợp để hoạt động hiệu quả nhất, cần thời gian để bắt đầu hoạt động


(Q): Có nhất thiết là phải có skimmer ?

(A): Nếu bể nuôi ít san hô hoặc ko có san hô, nuôi ít cá, và kiểm soát được ăn uống, đi kèm với hệ thống lọc vi sinh mạnh thì ko nhất thiết. Nói chung hầu hết là nên có skimmer


(Q): Có nên chạy skimmer trong thời gian chạy vòng tuần hoàn ?

(A): Ko nên, nên để vòng tuần hoàn kết thúc rồi chạy skimmer.


(Q): Có nên tắt skimmer trong các trường hợp ví dụ như cho cá và san hô ăn và vệ sinh ?

(A): Tốt nhất là ko, vì skimmer mất nhiều thời gian để bắt đầu hoạt động. Khi cho cá và san hô ăn, nếu có bể lọc thì ngắt bể chính với bể lọc, nếu skimmer chạy trực tiếp từ đành phải tắt trong một số trường hợp cho san hô ăn. Khi vệ sinh thì có thể tăng đường nước thoát lên max để mực nước trong skimmer giảm xuống rồi chỉnh lại sau khi vệ sinh

VI. Các yếu tố cơ bản trong bể nước mặn


1 - Độ mặn (SG): Cá có thể sống được trong SG thấp đến 1.009 - trong giai đoạn điều trị bệnh , và SG cao lên đến 1.029. SG càng cao nguy cơ phát triển của các vi khuẩn gây bệnh cho cá càng cao, vì vậy với 1 bể chỉ nuôi cá ko, SG được khuyến cáo để ở mức thấp hơn bể có san hô, SG vào khoảng 1.020-1.024. Còn đối với san hô, SG cao quá hoặc thấp quá cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của san hô, SG được khuyến cáo giữ ở mức 1.024-1.027


(Q): Vậy đâu là SG tốt nhất cho cá, san hô ?

(A): Mỗi 1 con cá, 1 cây san hô được khai thác từ những vùng biển có SG khác nhau, muốn biết SG nào là tốt nhất cho loài nào thì tốt nhất nên hỏi thợ lặn SG nơi mà loài đó được khai thác. Không có SG nào là tốt nhất, mà điều quạn trọng là giữ cho SG luôn ổn định ở 1 mức nhất định


2 - Nhiệt độ (*C): Đối với cá ở mỗi 1 vùng biển khác nhau, nhiệt độ có thể chênh lệc từ 22-34, hoặc chênh lệch giữa các mùa. Nhiệt độ càng cao thì nồng độ oxy hòa tan trong nước biển càng thấp, vì vậy bể có nhiệt độ cao khi mất điện thì thời gian cá có thể chịu đựng sẽ ngắn hơn do thiết oxy. Cũng như cá, ở 1 số nơi san hô được khai thác trong môi trường nước có nhiệt độ từ 23-32. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá có thể khiến 1 số loài san hô chết hoặc mất màu. Đối với san hô nuôi trong bể nước mặn, nhiệt độ được khuyến cáo giữ ở mức 25-27. Cũng như với SG, giữ nhiệt độ ổn định quan trọng hơn là tìm ra một nhiệt độ nhất định tốt nhất.


(Q): Làm thế nào để tiết kiệm điện và giữ cho bể nuôi cá khỏi bị shock, stress khi nhiệt độ chênh lệch quá lớn giữa các mùa và giữa các ngày ?

(A): Đối với bể cá không thì thay vì đầu tư máy lạnh thì đầu tư vào bộ điều khiển tự động ngắt điện dùng cho sưởi với thiết bị đo nhiệt độ nhạy bén. Vào mùa nóng thì giữ nhiệt độ ở mức cao nhất so với đự báo thời tiết trong tuần (tăng cường cung cấp oxy), và mùa lạnh cũng vậy (nếu mùa lạnh nhiệt độ cao nhất xuống dưới 23 thì giữ nhiệt độ bể ở 23). Vào thời gian đổi mùa, tăng dần nhiệt độ khi từ mùa lạnh sang mùa nóng trước khi nhiệt độ ngoài trời được dự báo, và ngược lại khi từ mùa nóng sang mùa lạnh. Lưu ý, tốc độ tăng giảm nhiệt độ nhanh nhất là 1 ngày 1 độ, và khuyến cáo nên giữ ở 2 ngày 1 độ, 3 ngày 1 độ thì càng tốt.


3 - NH3 (Ammonia): NH3 sinh ra từ chất thải của các loài trong bể nước mặn, hoặc từ thức ăn thừa và sinh vật chết bị thối rữa. Là nguyên tố bắt đầu cho vòng tuần hoàn và là chất cực độc đối với bể nước mặn, có thể ảnh hưởng hoặc giết chết mọi loài rất nhanh cho dù chỉ với 1 hàm lượng nhỏ. Vì vậy NH3 luôn phải được giữ ở mức <0.1ppm , bể có NH3 >0.1ppm là bể chưa hoàn thành vòng tuần hoàn, hoặc bị thả nhiều cá 1 lúc khiến vi sinh ko kịp chuyển hóa NH3, hoặc trong bể có sinh vật bị chết và đang phân hủy.


4 - NO2 (Nitrite): NO2 có thể được hiểu đơn giản là nguyên tố thứ 2 trong vòng tuần, được vi sinh chuyển hóa từ NH3 sang NO2. Bên cạnh đó, NO2 được tạo ra cũng từ NO3 dưới nhiều hình thức như dưới sự tác động của tia UV, được chuyển hóa bên trong san hô và rong (đôi khi lượng NO2 ko bị thải ngược ra ngoài bể). NO2 vẫn là vấn đề đang được tranh cãi khi có 2 trường phái. Trường phái thứ nhất thì tin rằng NO2 độc và nguy hiểm ko kém gì NH3 => bể được cho là an toàn khi NO2= 0. Trường phái thứ 2 thì cho rằng NO2 vô hại đối với môi trường nước mặn, nhưng đối với bể mới, NO2 nên về dưới 0.05 để hoàn tất vòng tuần hoàn và để ổn định NO2. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng clownfish (cá hề, khoang cổ) có thể chịu được nồng độ NO2 lên đến 344ppm, eel (lươn biển) có thể chịu được NO2 lên đến 3,200ppm, và nhím biển xanh có thể chịu được nồng độ NO2 < 33ppm. Đối với trường phái này, việc đo NO2 là ko cần thiết và may ra chỉ được dùng để giám sát quy trình của vòng tuần hoàn.


5 - NO3 (Nitrate): Nguyên tố kết thúc vòng tuần hoàn cơ bản. Được cho là vô hại ở nồng độ thấp. Bể nuôi cá có thể để NO3 lên đến hàng trăm ppm nhưng tốt nhất nên giữ ở 30-40ppm, còn với san hô thì được khuyến cáo nên giữ ở mức 0ppm < NO3 < 1ppm - nguyên do là vì NO3 sẽ khiến bể bị rêu, và 1 số loài dị ứng với NO3 > 5ppm, nhưng 1 số loài thì lại cần NO3 như 1 chất dinh dưỡng. Cách giảm NO3 hiệu quả nhất là thay nước, ngoài ra NO3 có thể được khử bằng đá sống, lọc cát, lọc rong và các máy reactor, hay vodka - sugar dosing, vvv...